Cây lưỡi hổ hay còn gọi là cây lưỡi cọp là cây cảnh phong thủy trồng trong nhà được rất nhiều ưa thích bởi dáng vóc và màu sắc đẹp. Không chỉ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy, cây lưỡi hổ còn có tác động rất tốt đến sức khỏe của con người. Hôm nay, Tiny Garden xin giới thiệu đến bạn ý nghĩa và những công dụng mà ít ai biết đến của loài cây đặc biệt này.
Mục Lục
Thanh lọc không khí
Theo như báo cáo của NASA: cây lưỡi hổ có khả năng hút được nitrogen oxide và formaldehyde 0,938 grams/h (hoạt chất gây ung thư) có trong không khí. Trong 1 căn phòng có diện tích 75 m2, đặt 1 cây lưỡi hổ 4 lá sẽ đủ để giữ cho không khí được trong lành hơn.
Nó cũng là một loài cây rất đặc biệt do có khả năng thải oxy vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM) rất tốt cho sức khỏe của con người. Cây có thể trồng ở các không gian khác nhau như cầu thang, phòng khách và cả phòng ngủ.
Ý nghĩa phong thủy
Ngoài các công dụng về sức khỏe, cây lưỡi hổ cũng mang 1 ý nghĩa phong thủy rất lớn. Ở các quốc gia Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác, người ta coi lưỡi hổ là tượng trưng cho sức mạnh của chúa sơn lâm. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, cây lưỡi hổ Thái tượng trưng cho sự bảo vệ cho gia đình bạn khỏi những thứ xấu xa, nguy hiểm, tà ma …
Lưỡi hổ mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, trừ tà và chống lại bùa chú và những điều đen tối. Ngoài ra, nó cũng thể hiện cho sự quyết tâm, luôn vươn tới thành công và 1 ý chí chiến đấu kiên cường.
Cây lưỡi hổ trong nhà đặt ở hướng Đông và Đông Nam sẽ mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất.
Quý khách có thể xem và chọn mua cây lưỡi hổ tại: https://cayphongthuytheotuoi.com/san-pham/cay-luoi-ho-thai
Phương thuốc dân gian
Ngoài công dụng là loài cây cảnh, cây nội thất phổ biến, cây lưỡi hổ còn được biết đến với những công dụng trong việc trị bệnh:
– Chữa ho, viêm họng và khàn tiếng: dùng 6 – 12 gram lá lưỡi hổ, rửa sạch rồi nhai với muối cho ra nước rồi ngậm và nuốt dần.
– Chữa bệnh viêm tai giữa: hơ lá lưỡi hổ cho nóng đến khi lá hơi héo rồi đem đi giã lấy nước và nhỏ vào tai.