Xương rồng bắt đầu được du nhập vào châu Âu từ sau khi châu Mỹ được khám phá. Nhà thực vật học Carolus Linnaeus (1707-1778) đã sắp xếp tất cả những loại cây xương rồng mà ông có thành 1 giống cây mới gọi là Cây Xương Rồng. Ngay lúc bấy giờ, mới chỉ có 20 loài xương rồng được ông tìm thấy. Ngày nay, chúng ta đã biết tới 1.600 loài trong khoảng 130 giống xương rồng khác nhau.
Mục Lục
Sinh trưởng
Dựa vào các đặc điểm về sinh trưởng mà cây xương rồng được chia thành 3 phân họ. Lá của chúng biến đổi ở các mức độ khác nhau và phát triển thành gai, đây chính là hình thức duy nhất mà chúng ta thường thấy ở loài này.
Loài xương rồng mới nhất được tìm thấy trong các nách lá có những núm, ho và các nhánh mọc lên. Pereskioideae chính là các cây xương rồng nguyên thủy nhất, chúng có lá thực phẳng hoặc mọng nước và chỉ sống duy nhất trong 1 mùa sinh trưởng. Chúng phát triển giống như những cây leo trong các khu rừng mở và khô hạn. Một số cây xương rồng khác có lá rụng sớm và kích thước trung bình như Pereskia.
Opuntia vẫn ra lá thực trên các thân cây chính nhưng những lá này cũng sẽ rụng đi rất nhanh chóng. Các núm thường có gai nặng luôn sản sinh ra những lông có gai. Hoa của chúng có hình dạng rất đặc biệt, nhìn như 1 chiếc đĩa nhỏ.
Cactoideae là phân họ xương rồng có số lượng loài lớn nhất. Chúng có hình dáng thân rất phong phú và không ra lá trên thân chính. Cactoideae có các đường đặc trưng, số lượng gân có thể nhiều hoặc ít. Trong 1 số trường hợp, các gân này biến đổi thành bước hoặc nốt rễ ở cây. Ở 1 số giống khác, hoa xương rồng mọc lên từ các nách lá phía dưới chân. Chúng thường được phủ 1 lớp lông ở nách hay 1 nùi dầu. Các cây xương rồng có hình dáng rất phong phú và ở 1 số loài hiếm, trên cây còn có thể xuất hiện thêm cái mào (forma cristata). Những cây hình nón dạng chấm trên đầu cây biến đổi thành 1 dải có đặc điểm là dẹt và mỏng, ngọn của chúng xoăn lại khá phức tạp và thường được sản sinh ra bởi những dải dẹp và mỏng này.
Xem thêm: Cách trồng xương rồng
Sự phân bổ gai
Điểm ấn tượng nhất của cây xương rồng chính là những chiếc gai (lá) của chúng. Cùng với gai còn có lông hoặc lớp vảy tơ cứng cũng phát triển từ các hệ thống lá. Vì thế, không có chiếc gai nào của xương rồng là không có kết cấu của biểu bì, giống như gai của cây hoa hồng. Hình dáng của những chiếc gai xương rồng cũng rất đá dạng, chúng có thể giống như: cái dùi, cây kim, hình nón, tóc, có lằn gợn, mỏng như giấy, cái mác, hính móc câu, mượt như tơ, bằng phẳng, thẳng tắp hoặc tròn. Gai xương rồng có thể giống như lông cứng, róc dài hoặc có dạng rủ xuống.
Nhiều loại xương rồng không có gai như Epiphyllum, Rhipsalis, Lophophora … Ngược lại, một số loài xương rồng khác lại có vỏ bọc là 1 lớp gai dày đặc như Mammillaria và Echinocactus. Màu sắc của những chiếc gai cũng khác nhau theo loài và cả khi chúng trưởng thành. Gai xương rồng sẽ chuyển từ màu đen sang màu nâu, rồi qua màu đỏ, mà vàng và cuối cùng là màu trắng. Đây là nhân tố không thể thiếu để tạo nên vẻ đẹp của nhiều loài xương rồng.
Thêm nữa, xương rồng sống được là nhờ chủ yếu vào việc hút hơi ẩm của những chiếc gai (hút và hấp thụ sương đêm). Bởi bề mặt gai xương rồng tương đối lớn nên với từng loại xương rồng khác nhau nên lượng nước mà chúng hấp thụ được sẽ là cực kỳ quan trọng.
Hoa xương rồng
Hầu hết hoa xương rồng đều có hình thù rất kỳ lạ nhưng lại đẹp 1 cách khác thường. Chúng sinh ra từng hoặc nhiều cái một lúc trên một chỗ đặc biệt của cây như: nùi dầu. Hoa xương rồng có thể có màu hồng, đỏ hoặc trắng … chỉ duy nhất màu xanh tinh khiết là không tham gia vào việc tạo nên màu sắc cho hoa.
Nhiều loài xương rồng nở hoa rực rỡ vào ban ngày để lôi cuốn các loài chim và côn trùng (đặc biệt là chim ruồi) đến thụ phấn cho cây. Một số loài nở hoa vào ban đêm phát ra hương thơm để quyến rũ những loài côn trùng và bướm vào ban đêm và thậm chí là dơi để thực hiện sự thụ phấn.
Tham khảo: 20+ công dụng chữa bệnh hay ít người biết của xương rồng