Xương rồng vẫn được biết đến là loài cây vô cùng mạnh mẽ, kiên cường, bất diệt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chính vì thế mà vẻ ngoài của chúng có vẻ gai góc chứ không mỡ màng xanh mọng như các loài cây khác. Nhưng không vì vậy mà chúng kém sắc đi, bởi xương rồng có thể cho ra hoa với những màu sắc vô cùng rực rỡ, hoa xương rồng sẽ khiến bừng sáng cả một góc không gian trong nhà bạn.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi xương rồng được chăm sóc đầy đủ, và chúng không cần dùng dinh dưỡng dự trữ để tự nuôi sống mình thì đó là điều kiện tốt để cây có thể ra hoa. Đây chính là bí quyết trong cách trồng xương rồng ra hoa mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho các bạn.
Mục Lục
Đất trồng xương rồng
Thông thường, hỗn hợp đất trồng xương rồng bao gồm: tro, phân bò hoại mục, phân dynamic, cát sỏi, sỉ than và NPK. Các yêu cầu về sự thoáng khí và độ tơi xốp của đất được coi là quan trọng nhất đối với loài này.
Công thức cụ thể của đất trồng xương rồng là 50% sỉ than (đập nhỏ lấy cục) + tro (trấu hun). Với các loại đất khác chúng ta cũng làm tương tự để đất có được độ tơi xốp tốt nhất có thể.
Các loại đất sạch, tỷ lệ sỉ than sẽ là 70%. Với các loại đất cát pha thịt và đất đỏ bazan, tỷ lệ sỉ than có thể tăng thêm.
Tưới nước
Dù xương rồng có khả năng chịu hạn tốt ngoài thiên nhiên, nhưng khi được chăm sóc và tưới tắm thích hợp chúng sẽ phát triển thành một thân mọng nước, không bị teo tóp khô cằn. Việc được tưới đủ nước cũng giúp cây phát triển tốt hơn, sức đề kháng được duy trì nên việc bị lây nhiễm bệnh dịch cũng sẽ khó hơn.
Cũng như các loài cây khác, ta chỉ nên tưới nước cho cây vào những thời điểm mát mẻ trong ngày như sáng sớm hay chiều để tránh cây bị sốc nhiệt hoặc nước bốc hơi quá nhanh, đặc biệt với cây trồng trong chậu. Vào mùa nắng nên tưới thường xuyên cho cây khoảng 2-3 ngày một lần. Tưới cho đất đủ ẩm. Mỗi khi thấy mặt đất bắt đầu khô là có thể tưới nước cho cây. Chậu càng lớn thì càng cần tưới nhiều nước. Còn với các mùa khác có thể tưới 1- 2 lần mỗi tuần là thích hợp.
Ánh sáng và gió
Cũng như các cây mọng nước khác, xương rồng cực kì ưa ánh sáng. Nếu bạn không có thời gian đem chúng ra phơi nắng mỗi ngày thì có thể trồng chúng ngoài trời hoặc đặt chậu ở những nơi có ánh sáng chiếu vào.
Các cây non thì nên phơi ra nắng chỉ khoảng 1- 2 h và tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt. Với cây lâu ngày để trong nhà không nên đột nhiên phơi sáng quá lâu ngoài nắng (trên 6h) sẽ khiến cây có hiện tượng bị “bỏng” khiến thân chuyển đen hoặc bị nám,… Đều đặn 2-3 ngày được tắm nắng một lần sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Xương rồng cần trồng ở nơi có không khí lưu thông giúp cây xanh tốt hơn và dẻo dai hơn.
Nhiệt độ
Xương rồng sống được trong khoảng nhiệt độ cao từ 10 đến 50 độ C. Nhưng chúng thực sự phù hợp trong khoảng nhiệt độ từ 18 đến 27 độ C. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Dinh dưỡng
Dù xương rồng không cần quá nhiều dinh dưỡng để có thể khỏe mạnh, nhưng để cây có thể ra hoa thì cần bổ sung potasium (P) cho cây trong mùa phát triển của chúng. Ngoài ra cũng có thể thêm đạm cho cây giúp thân tăng trưởng.
Sức sống mãnh liệt của xương rồng không còn cần kiểm chứng, nhưng đừng vì thế mà hời hợt chăm sóc chúng, xương rồng sẽ phát triển đẹp nhất khi bạn để ý và quan tâm.
Loại phân NPK cho xương rồng có công thức là 15 : 15 : 30. Trong chu kỳ sinh trưởng của xương rồng, công thức phân bón cũng có nhiều thay đổi:
– Thời kỳ cây con: 16 :16 : 8 hoặc 20 : 20 : 0 (N – P2O5 – K2O)
– Thời kỳ tăng trưởng: 18 : 19 : 30 hoặc 20 : 30 : 20 (N – P2O5 – K2O)
– Thời kỳ kích thích ra hoa: 10 : 60 : 10 (N – P2O5 – K2O)
– Thòi kỳ ra hoa: 6: 30 : 30 (N – P2O5 – K2O)
Hiện trên thị trương cũng bày bán nhiều loại phân bón pha sắn cho xương rồng với hướng dẫn đầy đủ. Liều lượng pha tưới của các loại phân này thường từ 1 – 1.5 g/lít.
Những sai lầm trong cách trồng xương rồng khiến cây không ra hoa?
Xương rồng tuy xù xì, gai góc nhưng hoa của chúng lại đẹp, lộng lẫy không hề thua kém bất cứ loài hoa nào. Tuy nhiên, việc chăm sóc để xương rồng ra hoa lại không hề dễ dàng chút nào. Có đến 90% xương rồng không ra hoa. Những nguyên nhân khiến xương rồng không ra hoa chủ yếu là do:
– Thiếu sáng: xương rồng nếu đặt trong nhà quá lâu sẽ rất khó để ra hoa. Vì vậy mỗi ngày bạn cần cho xương rồng tắm nắng từ khoảng 3 – 4 tiếng.
– Bón quá nhiều đạm: những cây xương rồng được bón nhiều đạm luôn xanh tốt nhưng sẽ rất khó ra hoa.
– Cây cũng có thể bị bệnh do các nguyên nhân khác như thiếu nước, bị bệnh …
Để thúc cho xương rồng ra hoa, bạn có thể tăng tỷ lệ lân để kích thích cây ra rễ, ra hoa. Cách trồng xương rồng này rất hiệu quả tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ loại cây xương rồng mình đang trồng để biết đâu là thời kỳ sinh sản của cây để có biện pháp hợp lý giúp cây có thể ra hoa.