Cây Bàng Singapore hay còn gọi là cây Bàng Lá To có tên khoa học là Ficus Lyrata, thuộc họ Dâu Tằm, là cây thân gỗ, cao khoảng 50 -200cm. Bàng singapore được nhân giống bằng phương pháp chiết cành, cây rất dễ trồng và chăm sóc. Đây cũng là loại cây phong thủy được ưa chuộng trong nhiều năm gần đây tại Việt Nam.
>> Xem thêm các bài viết về cây bàng singapore
Mục Lục
I. Tổng Quan Về Cây Bàng Singapore
1. Bàng Singapore là gì?
- Tên thường gọi: Cây bàng Singapore
- Tên gọi khác: cây bàng vuông, cây bàng nội thất hay cây bàng lá to
- Tên khoa học: Ficus Lyrata
- Họ thực vật: Cây bàng Singapore thuộc họ dâu tằm (họ Moraceae)
- Nguồn gốc: Cây bàng Singapore có nguồn gốc ở các nước phương tây, khu vực tây Phi, sau đó du nhập về Singapore và được trồng chăm sóc nhiều tại đây.
2. Đặc điểm của cây bàng Singapore
- Thân: Bàng singapore là cây thân gỗ, nhỏ nhắn, chiều cao khoảng 50 -200cm tủy theo điều kiện chăm sóc.
- Lá: Lá cây to bản, có dạng hình bầu tròn như lá cây Bàng thông thường. Khi còn non thì lá sẽ có màu xanh cốm, khi già thì lá sẽ chuyển sang màu xanh nâu hoặc nâu sẫm.
- Quả: Nếu được chăm sóc tốt có thể cho ra quả, quả bàng tròn xanh, có đốm trắng, đôi khi có màu vàng.
3. Công dụng của cây bàng lá to
- Giúp thanh lọc không khí: Giống như các loại cây xanh khác, bàng singapore hấp thụ CO2 đồng thời thải ra O2 ( Oxy) giúp cho không gian sống của gia đình bạn sẽ luôn được thông thoáng và dễ chịu hơn.
- Decor, trang trí: Bất kỳ không gian sống hay làm việc nào khi được trang trí thêm các trậu cây xanh đều giúp cho không gian đẹp hơn, thoáng mát hơn, giúp tập trung làm việc.
- Phong thủy: Cây Bàng Singapore mọc thẳng, tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó, không khuất phục. Đây cũng chính là động lực giúp con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy loài cây này được cho là có nhiều ý nghĩa về phong thủy, giúp gia chủ có được sự giàu sang, phú quý, sung túc, tài lộc dồi dào.
II. Các Trồng, Nhân Giống và Chăm Sóc Bàng Singapore
1. Cách trồng cây bàng sinpapore
Bước 1: Lựa chọn đất
Đất trồng cây bàng Singapore bạn nên chọn đất có độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, giúp cây phát triển tốt mà không lo bị úng rễ dù bạn đặt cây trong phòng hay ngoài trời.
Bước 2: Trộn đất theo tỉ lệ 3:3:2:2
Đất trồng cây bàng Singapore bạn có thể trộn theo tỷ lệ 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng đất sạch hữu cơ chuyên cho hoa, cây cảnh để không cần phải mất công phối trộn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đất sạch hữu cơ là loại đất được phối trộn từ mùn hữu cơ, vôi nông nghiệp, trấu hun, mụn xơ dừa, phân trùn quế, phân gà, bột neem, vi sinh vật bản địa… nên đầy đủ dinh dưỡng và tuyệt đối sạch mầm bệnh, an toàn cho cây.
Bước 3: Chọn chậu cây
Chậu trồng cây bàng Singapore thì tùy thuộc vào kích thước cây mà bạn chọn chậu phù hợp, bạn có thể trồng cây bàng Singapore mini vào chậu nhỏ để bàn, hoặc các chậu lớn làm cây cảnh, cây nội thất.
Bước 2: Trồng cây vào chậu
Sau khi đã chuẩn bị đất và cây con, bạn cho đất vào chậu, đất mặt cách miệng chậu 3cm – 5cm, lấy cây con đặt vào giữa chậu, sau đó đặt cây con vào rồi lấp đất lại và tưới giữ ẩm.
Sau khi trồng xong, bạn sử dụng các phân bón kích rễ như Terra Sorb Root, Org Hum, Acroot, Root Plex… tưới cho cây để cây con nhanh hồi phục và phát triển.
2. Cách Nhân Giống Cây Bàng Singapore
Cây bàng lá to được nhân giống theo phương pháp chiết cành ( Chiết cành là gì? )
- Bước 1: Bạn cắt một đoạn thân cây dài khoảng 7cm – 10cm có 2 – 3 lá, sau đó bạn đặt vào ly nước có pha chế phẩm kích rễ như N3M, Bimix Super Root, Root 2…
- Bước 2: Đặt ly nước ở nơi sáng sủa không có ánh nắng trực tiếp và kiểm tra thay dung dịch kích rễ mỗi ngày, hoặc khi thấy nước vẫn đục. Sau 6 – 8 tuần, rễ sẽ hình thành và bắt đầu phát triển.
- Bước 3: Khi rễ dài khoảng 3cm – 5cm thì bạn có thể đem cây con trồng vào chậu.
3. Cách chăm sóc cây bàng lá to
>> Hướng dẫn chăm sóc bàng Singapore
Ánh sáng:
- Cây bàng lá to là loài cây ưa sáng, nhưng cây vẫn có thể sống được trong môi trường ánh sáng nhân tạo.
- Nếu bạn trồng cây bàng lá to trong nhà thì mỗi tuần bạn có thể mang cây ra phơi nắng sớm trong khoảng 1 – 2 tiếng. Nếu trồng cây ngoài trời, những lúc nắng gắt bạn lên sử dụng lưới che nắng cho cây.
Nhiệt độ: từ 16 – 28 độ C
Độ ẩm: 60 – 80% tốt cho sự phát triển của cây.
Tưới nước: Tùy theo thời tiết bạn cần tưới nước từ 1 – 3 lần/ tuần, chờ cho đất trên bề mặt chậu khô khoảng 1,2 cm rồi tưới.
Phân bón: Một số loại phân bón hữu cơ phù hợp như phân trùn quế viên, phân gà, phân dê, phân hữu cơ Bound Back…
Một số lưu ý khi chăm sóc:
- Vì cây bàng Singapore có khả năng hút các chất độ hại nên bạn cần dùng khăn ướt lau mặt lá nhẹ nhàng định kỳ mỗi tuần một lần hoặc khi thấy mặt lá bám quá nhiều bụi, để giúp cây tăng khả năng quang hợp và thanh lọc không khí tốt hơn.
- Nếu thấy cây bị vàng và rụng lá, có thể cây đang bị dư nước, bạn cần hạn chế lượng nước tưới và giãn cách thời gian giữa 2 lần tưới.
- Khi thấy lá cây rụng nhiều thì có thể là do cây đang thiếu sáng, bạn cần di chuyển cây đến nới có nhiều ánh sáng hơn như cửa sổ hay ban công…
III. Ý nghĩa Phong Thủy Của Cây Bàng Singapore
1. Ý nghĩa cây Bàng Singapore trong phong thủy
Cây Bàng Singapore có thân cây mọc thẳng đứng, vững chãi tượng trưng cho sự chính trực, ngay thẳng,luôn nỗ lực hết mình để vươn lên nghịch cảnh.
Cây có tán lá to và rộng tượng trưng cho tài lộc dồi dào, mang lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ.
2. Vị trí đặt cây Bàng Singapore hợp phong thủy
- Đối với gia đình:
Với những cây Bàng Lá To thân cao, tán rộng thì bạn nên đặt cây tại khu vực hành lang, ban công. Còn với những cây có kích thước bé hơn thì bạn có thể đặt tại bàn làm việc, trong phòng khách… sẽ giúp mang lại nhiều may mắn, thuận lợi và phù hợp với phong thủy cho ngôi nhà của bạn.
- Đối với khách sạn, nhà hàng, văn phòng
Lên chọn các cây bàng có kích thước lớn 1 chút và đặt tại quầy tiếp tân hoặc cửa ra vào nhằm thu hút tài lộc.
3. Cây Bàng Singapore hợp mệnh gì?
Cây Bàng Singapore có màu xanh mướt quanh năm, do đó sẽ hợp với những người mang mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Đây đều là những người tràn đầy nhiệt huyết, luôn sống hết mình nhưng lại giàu tình cảm và sự bao dung:
Những người thuộc mệnh Hỏa sinh vào các năm: Giáp Tuất (1934 và 1994), Mậu Tý (1948 và 2008), Ất Hợi (1935 và 1995), Kỷ Sửu (1949 và 2009), Bính Thân (1956 và 2016), Giáp Thìn (1964); Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978),Đinh Dậu (1957 và 2017), Kỷ Mùi (1979), Đinh Mão (1987), Bính Dần (1986)…
Những người thuộc mệnh Mộc sinh vào các năm: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989) Nhâm Ngọ (1942 và 2002), Quý Mùi (1943 và 2003), Canh Dần (1950 và 2010), Tân Mão (1951 và 2011), Mậu Tuất (1958 và 2018), Kỷ Hợi (1959 và 2019)…