Bạn muốn ghép xương rồng nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Làm như thế nào? Hôm nay Tiny Garden xin gửi đến các bạn bài hướng dẫn về kỹ thuật ghép xương rồng đơn giản, hiệu quả nhé.
Mục Lục
Chuẩn bị
– Tháp ghép hay còn gọi là trụ tháp, chân tháp
– Đỉnh ghép: các nhánh hay củ xương rồng cần ghép
– Lưỡi dao lam (dao cạo) hoặc dao khác nhưng phải bén và mỏng
– Cồn sát trùng
– Dây cao su hoặc dây, bọc nylon để cố định xương rồng sau khi ghép
Quá trình ghép xương rồng
Bước 1: Khử trùng lưỡi lam bằng cồn rồi sau đó tiến hành cắt tháp ghép. Bạn cần làm cẩn thận ngay từ bước đầu tiên này bởi nếu không để ý lưỡi lam có thể dính bụi từ đó ghép không dính hoặc cây có thể bị nhiễm một số mầm bệnh và sẽ gây hại cho xương rồng về sau.
Bước 2: Lấy dao vạt xéo các múi của tháp ghép (khoảng 45 độ) như hình dưới đây.
Bước 3: Cắt 1 lát mỏng trên đỉnh tháp những vẫn giữ nguyên vị trí của lát mỏng đó. Mục đích nhằm đảm bảo cho mặt cắt trước khi ghép luôn sạch sẽ và nhựa xương rồng cũng không bị khô quá.
Bước 4: Với đỉnh ghép, bạn cũng lặp lại các thao tác như trên, đảm bảo rằng các vết cắt luôn phẳng và sạch sẽ.
Bước 5: Khi thực hiện ghép xương rồng, bank bỏ lát cắt mỏng ra. Nhẹ nhàng đặt đỉnh ghép lên chân tháp và xoay nhẹ để đẩy hết không khí giữa tháp và đỉnh ra ngoài.
Bước 6: Việc ghép xương rồng phải đảm bảo vị trí vòng mạch gỗ – vòng tròn đầu mũi tên ở chân tháp và đỉnh ghép chồng khít với nhau.
Chú ý: Nếu 2 vòng chênh lệch nhau về kích thước thì vẫn phải đảm bảo cho 2 vòng tròn đó có điểm giao nhau.
Bước 7: Cuối cùng, cố định tháp và đỉnh ghép lại với nhau bằng dây cao su hoặc dây buộc …
Sau khi hoàn thành, hãy để gốc ghép vào nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp cho đến khi vết ghép được lành lặn, liền lại với nhau.
Chú ý: Những điểm ghép quá nhỏ sau khi ghép nên dùng nylon bọc lại cả đỉnh và phần được ghép để giữ ẩm giúp cho mầm ghép không bị khô.
Bạn cũng có thể ghép nhiều đỉnh lên cùng 1 chân tháp.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Quá trình sinh trưởng và đặc điểm của xương rồng