Cây hoa anh thảo là một giống hoa vùng cao, hình dáng thanh lịch sang trọng, cây đẹp cả hoa lẫn lá. Anh thảo xuân là loại hoa cao cấp sử dụng để trưng trong nhà. Một chậu hoa anh thảo có thể chơi được rất lâu từ 4 – 6 tuần.
Xem thêm: Ý nghĩa hoa anh thảo
Mục Lục
Yêu cầu về môi trường ngoại cảnh
Anh Thảo là loài hoa dài ngày, có xuất xứ từ xứ lạnh, khi trồng cây hoa anh thảo bạn cần chú ý những điểm như sau:
– Ánh sáng: Anh Thảo ưa nắng dịu vì thế nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, đã được lược bớt ánh sáng hoặc dưới tán của các cây lớn. Bạn cũng có thể trồng Anh Thảo chung với các loài ránh nhẻ, từ xủ, các chùm hoa sẽ vươn lên cao, kiêu hãnh đón nhận nắng, gió và sương sớm.
– Đất trồng:
+ Cần có khả năng thoát nước tốt và độ ẩm vừa phải. Nếu quá ẩm, cây dễ bị thối.
+ Đất hơi kiềm hoặc hơn axit vừa phải là tốt nhất cho cây (pH 6.2 – 6.5)
+ Đất nhiều mùn
Kỹ thuật nhân giống và trồng cây hoa anh thảo
Nhân giống
Có 2 phương pháp để nhân giống cây anh thảo là gieo hạt và trồng bằng củ. Nếu chọn phương pháp gieo hạt thì hạt giống Anh Thảo cần mua tại những cửa hàng uy tín để có tỷ lệ nảy mầm cao.
Hạt giống của hoa anh thảo rất mạnh và nảy mầm đều, thời gian để hạt nảy mầm từ 21 – 25 ngày. Loại mâm lý tưởng nhất để gieo hạt là loại 288 lỗ. Cây cần được gieo và trồng trong nhà kính để có thể kiểm soát được hoàn toàn về nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm.
Nảy mầm
– Giai đoạn 1: Độ ẩm và bóng tối là 2 yếu tố quyết định đến tỷ lệ nảy mầm của hạt. Cần duy trì độ ẩm ở 90% bằng cách tưới đẫm nước trước khi gieo hạt và tiến hành phủ lên trên hạt giống 1 lớp đất để giữ ẩm. Phủ thêm 1 lớp nylon đen bên ngoài để giữ tối trong ít nhất là 21 ngày đầu tiên. Duy trì nhiệt độ của đất trong khoảng 18 – 20 độ C để cây phát triển đều hơn. Từ ngày 21 – 25, rễ và thân nhỏ đã được hình thành, tháo bỏ lớp nylon phủ che sáng trên mặt để tránh cho cây bị ốm dài ngày.
– Giai đoạn 2: độ ẩm là nhân tố quyết định hàng đầu. Bạn phải luôn đảm bảo đất được tưới đẫm nước, nếu khô cây sẽ héo và yếu ớt. Độ ẩm không khí > 90% sẽ giúp lá mầm bật ra khỏi vỏ hạt. Nếu vỏ hạt quả khô, lá mầm không thể bật ra ngoài. Nhiệt độ đất cũng vẫn phải giữ trong khoảng 18 – 20 độ C. Sau 2 – 3 lần tưới nước sẽ là 1 lần tưới phân Nitrat Canxi (50 – 70 ppm). Ở cuối giai đoạn này, một lá mầm màu xanh đậm sẽ xuất hiện (lá mẹ).
– Giai đoạn 3: cây phát triển lá mẹ hoàn toàn nên cần nhiều nước và phân bón hơn. Tưới nước sẽ giúp duy trì độ ẩm của đất. Độ ẩm không khí cũng nên giữ ở ngưỡng 85%. Nếu thấy rễ phát triển lòi ra ngoài khay gieo hạt thì cần giảm nhiệt độ ban đêm xuống 18 độ C. Luân phiên sử dụng phân có gốc canxi nitrat (15:5:15) và ammonium (21:5:20) với nồng độ 75 – 100 ppm. Canxi Nitrat giúp tăng trưởng thân và Amonium giúp phát triển lá. Nếu thân quá mềm hãy giảm lượng Amonium xuống. Vào cuối quá trình, rễ đã cắm sâu vào đất và ở cây con đã có từ 2 – 3 lá.
– Giai đoạn 4: từ tuần 10 – 14, chuyển cây sang chậu. Đất có độ ẩm như giai đoạn 3. Độ ẩm không khí cần duy trì ở ngưỡng 75 – 80%. Giữ nhiệt độ đất 16 độ C vào ban đêm và 18 – 20 độ C vào ban ngày. Tiếp tục bón phân như giai đoạn 3. Ở cuối giai đoạn này, rễ cây đã mọc đầy đủ và khỏe mạnh, các lá cũng đã che kín bề mặt nhưng chưa thể vượt lên ô kễ bên. Vì vậy cần sang chậu ngay nếu không sẽ làm cây khó phát triển trong không gian trật hẹp.
Trưởng thành
Chuẩn bị chậu cỡ 12 – 16 cm để sang cây, xếp chúng thành nhiều luống gần nhau để tăng diện tích trồng nhưng phải giữ khoảng cách nhất định để tránh cho cây khỏi bị bệnh. Tưới cây vào sáng sớm để ngọn cây không bị hư hại và lá nhanh khô. Nên để đất khô giữa 2 lần tưới. Duy trì độ ảm không khí tối đa 80 – 85% vào ban đêm và tối thiểu 60% vào ban ngày. Nếu độ ẩm quá thấp lá sẽ bị vàng, độ ẩm quá cao lá dài, yếu và dễ bị nấm. Mỗi tuần tiến hành bón phân NPK (1:1:8). Nếu lá mới không phát triển nên dùng phân gốc Amoni. Khi cây đã đạt được kích thước chuẩn thì cứ 3 lần bón phân Nitrat Kali lại bón 1 lần bón Canxi Sulfat. Giữ nhiệt độ cả ngày và đêm ở 18 độ C.
Khi rễ cây anh thảo mọc ra 2 bên, hạ nhiệt độ đêm xuống 17 độ C. Nếu rễ chạm đáy chậu, hãy tiến hành giảm nhiệt độ đếm xuống 16 độ C. Ban ngày nên đặt cây ở nơi có bóng râm, ánh sáng quá mạnh lá cấy sẽ vàng và chậm ra hoa hơn.
Xem thêm: Cách trồng cây phong thủy
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
– Nếu thấy hoa tàn chỉ còn trơ cọng cũng đừng bao giờ cắt cọng vì như thế sẽ dễ làm củ bị thối.
– Không được chôn củ sâu trong đất, phải chừa lại ½ chóp củ
– Cây rất cần đất ẩm nhưng nếu tưới quá nhiều cây sẽ thối
– Nếu trồng cây trong chậu thì sau khi cây mọc lại phải bón phân 3 tuần/lân để cây mọc mạnh và cho hoa to.
– Không rải phân lên củ, không xới đất ở nơi chôn củ
– Chú ý nếu phát hiện 2 loại nhện có chấm trên cây (spotted spiders)