Tùng La Hán là một trong những loại cây được yêu thích trong thiết kế sân vườn, khuôn viên, resort cao cấp, đền, chùa. Việc trồng cây Tùng La Hán ở nhiều nơi sẽ mang lại sự may mắn cho gia chủ. Hãy cùng Cây Phong Thuỷ tìm hiểu thêm về về loài cây này trong bài viết dưới đây nhé.
>> Xem thêm: Cây Bonsai và 4 Điều quan trọng cần biết
Mục Lục
1. Tùng La Hán có phải là Vạn Niên Tùng hay không?
Nhiều người thắc mắc cây Vạn Niên Tùng có phải Cây Tùng La Hán không? Thật ra cây Vạn Niên Tùng chính là cây Tùng La Hán, hay nói cách khác Tùng La Hán và Vạn Niên Tùng là cùng một loại cây, chỉ là cách gọi khác nhau giữa các vùng địa lý.
Hiện nay có 3 loại vạn niên tùng nổi bật là:
- Cây vạn niên tùng Đài Loan
- Cây vạn niên tùng La Hán
- Vạn niên tùng Kim Cương.
2. Giới thiệu chung về Cây Tùng La Hán
2.1. Tùng la hán là gì?
Cây tùng la hán hay còn được gọi là cây vạn niên tùng, là một loại cây thân gỗ lâu năm, tuổi thọ khá cao lên đến vài trăm năm. Cây Tùng La Hán đẹp lá xanh mướt quanh năm, lá thuôn dài và mọc đối xứng, có gốc đẹp, cây càng nhiều năm tuổi gốc càng xù xì và cổ kính hơn.
2.2. Nguồn gốc cây tùng la hán
- Cây tùng la hán là một loài thuộc họ thông tre, nguồn gốc xuất xứ từ các nước Nhật Bản và Trung Quốc. Về sau cây được mang đi trồng tại nhiều nơi như Nam Á và Ấn Độ.
- Ở Việt Nam trước kia tùng la hán thường được trồng tại các gia đình giàu có, quyền quý và giá tùng la hán rất đắt. Hiện nay nhờ công nghệ nhân giống mà giá bán cây tùng la hán rẻ hơn nhiều và phổ biến với đại chúng hơn.
2.3 Ưu điểm của cây
- Tốc độ tăng trưởng của cây vạn niên tùng tương đối nhanh. Cây sinh trưởng tốt, ưa khí hậu mát mẻ, ấm áp.
- Cây tùng la hán là loại cây có thể nhân giống hoặc cắt cành.
- Trồng cây tùng la hán lâu năm có thể làm sạch môi trường xung quanh. Cây mang không khí tươi mát từ sân vườn vào trong nhà. Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, đầu óc sáng suốt cho cả gia đình.
- Cây tùng la hán thuộc họ cây có tuổi thọ cao. Cây có thể sống cả thế kỷ. Cây cao khoẻ mạnh, tán dày, trải nhiều lá xanh tươi ẩn hiện ra vẻ huyền bí.
- Bạn sẽ không mất nhiều thời gian để chăm bón cây, bởi cây vô cùng dễ sống. Cây dễ thích nghi nên bạn có thể chăm sóc ở những vùng đất khác nhau. Có nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển tốt hơn nữa.
- Kích thước lá rộng, hẹp, dài nhỏ khác nhau, mọc rải rác xen lẫn. Lá đẹp thích hợp tạo bonsai.
3. Đặc điểm và Các loại cây tùng la hán
3.1. Đặc điểm của cây vạn niên tùng
Cây tùng la hán đẹp hiện nay được trồng làm cây công trình cảnh quan ngoại thất ở khá nhiều nơi trên nước ta. Loài cây này xuất hiện và phân bố khá nhiều ở các đảo như như Vườn quốc gia Bái Tử Long, ở đảo Cô Tô lớn, đảo Thanh Lân, đảo Trần thuộc huyện Cô Tô.
- Hình dáng: Quả của cây có hình dáng tựa như những vị la hán trong chùa nên cái tên tùng la hán mới ra đời.
- Lá cây: Giống tùng phổ biến nhất ở Việt Nam là tùng la hán lá dài. Lá hình dải hẹp, dài, dạng lá kim thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên và hơi xám ở mặt dưới, mọc cách dạng uốn xoắn. Nón đực dạng bông, nón cái gần tròn, có màu xanh và hạt tròn, tím nhạt.
- Thân cây: Vạn niên tùng là loại cây thân gỗ lớn, cành có nhiều nhánh thường mọc ngang hoặc rủ xuống. Cây có thể cao hơn 10m, dáng cây hẹp, cổ xưa và phong nhã.
- Hoa: Hoa của Tùng la hán thường có hình cọc có sợi màu trắng đục, đài to, bên dưới có bốn vảy dạng tuyến và thường nở vào tháng 5.
- Quả: Quả của cây vạn niên tùng thường hình cầu tròn màu xanh, hình dáng giống như pho tượng La hán nên được gọi là cây Tùng la hán. Quả chia làm 2 phần: phần trên là hạt giống hình cầu tròn màu xanh, phần dưới màu tím nhạt. Khi chín quả thường có màu đen.
3.2. 5 loại Tùng La Hán phổ biến
Vạn Niên Tùng
Vạn niên tùng hay còn gọi là tùng la hán. Đây là một trong những loại cây tùng có tuổi thọ lâu năm. Tùng la hán còn là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Ngoài ra, thế Tùng La Hán đẹp, thanh nhã tràn trề sức sống, lá cây xanh tươi quanh năm tạo cảm giác mạnh mẽ cao quý.
Cây Tùng Thơm
Tùng thơm xuất xứ từ phía nam châu Mỹ với tên khoa học Cupressus macrocarpa. Cây tùng thơm có những đặc điểm chung của các loại như thân gỗ thẳng, lá kim,… Điều làm nổi bật nhất của cây tùng thơm là tinh dầu của cây có mùi. thơm rất dễ chịu. Khi đến gần cây ta sẽ ngửi thấy một mùi thơm dịu nhẹ giúp thư giãn tinh thần và thoải mái đầu óc.
Cây Duyên Tùng
Cây Duyên Tùng hay còn được gọi là cây Tùng Cối có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii, xuất xứ từ Trung Quốc. Thân cây có màu vàng nâu, sần sùi với mùi nhựa cây rất đặc trưng. Lá cây nhỏ, xanh tươi mọc thành từng búi. Cây tùng này nhìn rất cứng cỏi nên hay được dùng để trang trí và làm kiểng bonsai để trang trí trước nhà.
Sơn Tùng
Cây Sơn Tùng thường hay được gọi là tùng núi có nguồn gốc từ các vùng ở Châu Á. Cây Sơn Tùng thuộc loại cây thân gỗ kích thước nhỏ. Cũng như các loại Tùng khác, lá của cây Tùng này là lá kim nhỏ nhọn, các cành lá khá um tùm và nhỏ dần về phía đỉnh. Có thể trồng cây vào trong chậu và trang trí cây trồng trong nhà để làm cảnh. Thân cây cũng dẻo và mềm nên rất phù hợp để làm cây bonsai.
Tùng Đen
Cây tùng hay còn gọi là Hắc Tùng, có tên khoa học là Diospyros vaccinioides Lindl, phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Malaysia. Tại Quảng Ninh, cây được tìm thấy ở khu vực vùng đồi núi ven biển, đảo đá như: Cồn Trụi, Ba Mùn, Cái Lim (Vân Đồn). Đây là loại cây quý, có giá trị kinh tế cao, được sử dụng làm cây cảnh sân vườn. Cây cũng có giá trị dược lý khi được sử dụng làm thuốc bổ ngâm rượu, thuốc chữa bệnh huyết áp, gan, thận…
4. Ý nghĩa phong thuỷ của vạn niên tùng
Tùng la hán với ý nghĩa trường tồn, may mắn và bình an. Quả có hình dáng giống bức tượng La hán, tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao nên rất được coi trọng trong đời sống và tâm linh của đạo Phật.
Cây Tùng la hán không phải mang vẻ đẹp thanh tao nhưng là vẻ đẹp phong trần, mạnh mẽ, thể hiện trong sức sống bền bỉ. Biểu tượng cho sự kiên tâm giữ vững phẩm chất của mình trước phong ba bão tố.
5. Công dụng của cây Tùng La Hán
Cây cảnh tùng la hán là một loại cây có nhiều công dụng khác nhau, dưới đây là một số công dụng của loại cây này.
- Làm cây xanh trồng ở các đô thị: Cây tùng la hán cỡ lớn thường được chọn để trồng ở các con đường hay các tuyến phố lớn để thể hiện sự trang trọng và quý phái mà loại cây này mang lại.
Tạo dáng cây cảnh bonsai: Cây tùng la hán được trồng theo kiểu bonsai có kích thước chỉ từ 1 – 2m, mặc dù là cây thân gỗ nhưng các cành của loài cây này khá mềm và dẻo nên có thể dễ dàng nặn thành những kiểu dáng bonsai đẹp mắt, độc đáo. - Làm cây cảnh trong sân vườn của các đình, chùa: Cây tùng la hán được xem là loại cây tâm linh nên thường được trồng ở nhiều đình, chùa của Nhật Bản, việc trồng loài cây này ở nơi đây thể hiện được sự uy nghiêm, vị tha và trang trọng mà nó mang lại.
6. Cách trồng và chăm sóc cây Tùng La Hán
6.1. Cách trồng cây Tùng La Hán tại nhà
cây cảnh tùng la hán có thể được trồng theo 3 cách: Gieo hạt, chiết cành và tách bụi. Trong thực tế phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều nhất vì đơn giản và có thể tiến hành bất cứ lúc nào. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây bằng phương pháp chiết cành.
Bước 1: Chọn cành tùng
Chọn cành tùng la hán tươi tốt, khỏe mạnh và đã sinh trưởng đầy đủ. Chú ý kiểm tra đảm bảo cành chiết không bị sâu bệnh hay dị dạng. Cành tùng la hán được chọn cần có đủ lá và mắt chồi giúp tiết kiệm thời gian trồng và tăng khả năng sống cho cây con.
Bước 2: Khoanh vỏ
Khoanh bỏ một phần vỏ của cành tùng chiết. Lưu ý tiến hành một cách cẩn thận không làm xước hỏng các mạch dẫn nước và dinh dưỡng của cành. Tốt nhất hãy sử dụng các thiết bị chuyên dụng để quá trình thực hiện dễ dàng và an toàn hơn.
Bước 3: Làm bầu đất
Trộn lẫn đất bùn với mùn cưa. trấu,… Thành hỗn hợp bầu đất. Bọc phần đất đã trộn bằng túi nilon đã đục lỗ thoát nước vào phần cành đã được khoanh vỏ. Phần đất trong bầu phải có độ ẩm vừa phải, không quá khô cũng không quá ướt để cành chiết không bị thối.
Bước 4: Tách cây con
Sau một thời gian, phần cành đã được khoanh vỏ sẽ ra nhiều rễ con. Nếu quan sát thấy cành vẫn tươi và phát triển tốt thì đã thành công. Bạn có thể cưa hoặc đem cắt cả phần bầu rễ để đem trồng xuống đất hoặc chậu thành cây con.
6.2. Cách chăm sóc cây Tùng La Hán
Đất trồng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển. Nên lựa chọn các loại đất vườn hoặc đất thịt giàu dinh dưỡng có độ PH trung bình để trồng cây,
tưới nước như các loại cây lá kim khác vì cây tùng la hán không ưa nước.
Bạn chỉ cần tưới nước mỗi tuần một lần là đủ đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển. Tốt nhất hãy dùng bình phun sương loại nhỏ để tưới cho cây tùng la hán cảnh để vừa làm sạch lá vừa khống chế tốt lượng nước tưới.
Ở cả môi trường bóng râm hay ngoài trời cây đều có thể phát triển ổn định. Tuy nhiên nên tránh để cây sống dưới những môi trường cực đoan như vị trí có nắng gắt liên tục hoặc các vị trí quá tối.
7. Tại sao cây vạn niên tùng được yêu thích?
Thời xưa, cây Tùng la hán rất hiếm, có giá trị cao nên chỉ thường được trồng trong những gia đình quý tộc, cung điện, vua chúa mang phong cách Tân cổ điển. Tùng la hán được thu hút bởi dáng đẹp, phong nhã bởi những kiểu tạo dáng đẹp mắt và ý nghĩa. Cây thường xanh quanh năm và ít khi rụng lá nên luôn xanh tốt.
Với những đặc tính tự nhiên, cũng như cốt cách của nó, Tùng la hán không chỉ đẹp nhưng còn mang lại ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Cây có linh khí, vì thế có tác dụng lọc khí rất tốt cho vườn và nhà của gia chủ, ngăn chặn những loại khí xấu cũng như xua đuổi tà ma xâm nhập và đem lại bình an cho gia đình.
8. Tùng la hán giá bao nhiêu và địa chỉ mua cây uy tín?
Hiện này bạn có thể dễ dàng mua cây tùng la hán tại các vườn cây cảnh nào với mức giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Giá bán của cây tùng la hán thay đổi theo độ tuổi và dáng của cây, cây càng già, càng lâu năm thì giá càng cao. Các cây nhỏ có giá vài triệu, chục triệu nhưng cũng có những cây cổ thụ với giá bán lên đến hàng tỉ đồng.
Trên thực tế thì còn rất nhiều loại cây Tùng la hán với những tên gọi và ý nghĩa đặc biệt khác nhau. Nhưng nhìn chung đa số các loại cây cảnh tùng la hán đều mang ý nghĩ tốt đẹp và giúp ích cho con người.
Hy vọng những thông tin mà Cây Phong Thuỷ chia sẻ về sẽ giúp cho mọi người sẽ hiểu thêm về loại cây này và có thể tìm ra một loại Tùng la hán mà mình yêu thích để trồng vừa tạo cảnh quan đẹp cho gia đình vừa có giá trị về mặt tinh thần.