Xương rồng có hàng ngàn loại khác nhau, trong đó mỗi loại lại có những đặc tính và vẻ đẹp riêng biệt. Qua bàn tay con người đã lai tạo và cho ra đời rất nhiều những giống xương rồng mới mang vẻ đẹp khác lạ.
Trong bài viết này, Tiny Garden xin chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm nhân giống xương rồng đã được áp dụng thành công:
Mục Lục
Phương pháp gieo hạt
Nhiều người muốn tạo ra những cây hoa đẹp theo sở thích hay sưu tầm những giống xương rồng quý hiếm từ các vườn ươm khác nhau nên đã nhập hạt giống từ các vườn ươm khác hay thậm chí là mua từ nước ngoài về.
Để gieo hạt, bạn cần chuẩn bị: đất để gieo hạt và nơi thích hợp cho việc gieo hạt. Loại đất thích hợp cho việc gieo hạt là đất hạt to, có độ thông thoáng, thoát nước nhanh và đã được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo không có mầm bệnh.
Chậu ươm hạt xương rồng nên được che phủ bằng 1 lớp nilon để tránh côn trùng, sâu bọ. Khi tưới nước chỉ cần tưới theo kiểu phun sương, sau khoảng 10 – 15 ngày, cây sẽ nảy mầm. Lúc này chỉ cần giữ ẩm và phơi nắng nhẹ cho cây. Khi cây nảy mầm được khoảng 2 tháng tuổi, chúng ta có thể đem cây ra chậu riêng để chúng có không gian phát triển khỏe mạnh hơn.
Xương rồng rất dễ sống nhưng bạn cũng cần biết cách chăm sóc để chúng luôn khỏe mạnh và có thể ra hoa quanh năm. Tham khảo thêm chi tiết trong bài viết: Cách chăm sóc xương rồng cho người mới
Phương pháp chiết nhánh
Đây là phương pháp nhanh nhất và cũng dễ thực hiện nhất để có được những cây xương rồng mới lạ, quý hiếm. Phương pháp này đem lại hiệu quả rất cao, người chơi chỉ cần dùng lưỡi lam bén tách nhánh xương rồng cần chiết. Sau khi tách nhánh không nên giâm ngay mà để nhánh đó vào nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần để các vết thương liền sẹo rồi mới đem giâm xuống đất.
Sau 1 thời gian, từ vết cắt sẽ bung ra rễ và trở thành 1 cây xương rồng mới mang các đặc tính như cây mẹ.
Phương pháp tháp ghép
Với hầu hết các loại cây cảnh, việc tháp ghép diễn ra khá khó khăn. Nhưng với xương rồng nếu quen tay thì việc tháp ghép diễn ra rất nhanh chóng. Người chơi cần chuẩn bị: gốc tháp, dao lam, cồn khử trùng, tháp ghép, dây buộc …
Bạn chỉ cần buộc chồi ghép với gốc ghép trong vài ngày để mạch nhựa giữ chồi và gốc liền nhau là đã có 1 cây xương rồng mới. Việc tháp ghép cũng rất có lợi bởi gốc ghép sẽ nuôi và giúp chồi ghép phát triển nhanh hơn.
Xem thêm: Kỹ thuật ghép xương rồng