Cây Bonsai không còn xa lạ với những người đam mê bộ môn cây cảnh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Các tác phẩm Bonsai đều đến từ sự tinh tế của người nghệ nhân với những tư duy nghệ thuật không giới hạn. Với người mới bắt đầu chúng ta sẽ cần quan tâm đến khái niệm Cây Bonsai là gì? Sau đó sẽ là các loại cây bonsai hay Cách phân loại cây bonsai…bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các loại cây này.
Mục Lục
1. Phân loại cây Bonsai theo tình trạng của cây
Mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển cây Bonsai đều có sự cố gắng và tâm huyết của người trồng. Khi nhìn những tác phẩm Bonsai, ta có thể cảm nhận được tinh thần kiên nhẫn và nghệ thuật mà người trồng đã đổ vào để tạo nên những cây Bonsai đó.
1.1. Cây nguyên liệu (cây phôi)
Đây là cây Bonsai chưa được uốn tỉa hoặc định hình. Chúng thường được chọn từ những cây trẻ, có cấu trúc tốt và tiềm năng phát triển tốt thành Bonsai. Tại giai đoạn này, cây chỉ được trồng trong chậu và chưa được tạo hình.
1.2. Cây sơ chế
Đây là giai đoạn sau khi cây nguyên liệu đã được uốn tỉa sơ bộ. Cây sơ chế đã được cắt tỉa để định hình hướng cây, loại bỏ các nhánh không cần thiết và tạo dáng ban đầu cho Bonsai. Tuy nhiên, cây vẫn còn phải tiếp tục chăm sóc và phát triển để hoàn thiện hình dáng cuối cùng.
1.3. Cây thành phẩm
Giai đoạn cây đã đạt đến trạng thái hoàn chỉnh và có thể trưng bày hoặc trưng diễn trong các triển lãm Bonsai. Cây thành phẩm thường có hình dáng ổn định, các nhánh và lá được điều chỉnh tỉ mỉ và thường phải trải qua quá trình nuôi dưỡng và bảo quản cẩn thận.
2. Phân loại cây Bonsai theo số tay
Tùy theo mục đích sử dụng và không gian trưng bày, người trồng có thể lựa chọn các loại Bonsai phù hợp để tạo nên không gian xanh tươi mát và thú vị.
2.1.Cây Bonsai 1 tay
Đây là loại Bonsai mini, có kích thước nhỏ nhắn, thường chỉ cao vài cm đến khoảng 15 cm. Những cây Bonsai này thường được trưng bày trong nhà, trên bàn làm việc, hoặc kệ sách nhằm tô điểm cho không gian và tạo sự thanh lịch.
2.2. Cây Bonsai 2 tay
Loại Bonsai này có kích thước vừa, cao từ 15 cm đến khoảng 70 cm. Đây là một trong những loại Bonsai phổ biến và dễ di chuyển, thích hợp để trưng bày trong nhà, sân vườn hoặc ngoài trời. Loại Bonsai này có kích thước lý tưởng để làm quà tặng và trưng bày trong không gian hạn chế như phòng khách,…
2.3. Cây Bonsai 4 tay (Bonsai sân vườn)
Loại Bonsai lớn, cao từ 70 cm đến khoảng 180 cm. Loại Bonsai này thường rất ấn tượng và có thể làm điểm nhấn cho không gian sân vườn hoặc sân thượng có diện tích rộng. Do kích thước lớn nên để di chuyển và bảo quản, cần ít nhất hai người để khiêng. Bonsai 4 tay còn được gọi là Bonsai sân vườn vì phù hợp với không gian rộng lớn, công viên hay những khu vườn lớn.
3. Phân loại cây Bonsai theo dáng thế
3.1. Dáng Bonsai tam đa
Dáng Bonsai tam đa là dáng cây có ba cành chính phát triển từ gốc cây. Các tán lá được cắt tỉa tròn trịa mang ý nghĩa cầu phúc. Ba cành này thể hiện sự cân bằng, hài hòa và đầy đủ của cuộc sống. Ngày nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng tam đa tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt và may mắn trong cuộc sống. Tam đa mang ý nghĩa đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Nó cũng biểu thị sự đoàn kết, tình bạn và sự đồng lòng trong gia đình hay trong tập thể.
3.2. Dáng Bonsai thác nước đổ
Dáng Bonsai thác đổ có cành cây mọc dọc và rũ xuống một hướng, tạo cảm giác như thác nước đổ.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng thác đổ tượng trưng cho sự rong ruổi, tự do và không ngừng phát triển. Nó thể hiện ý chí kiên nhẫn và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để đạt được thành công và thịnh vượng.
3.3. Dáng Bonsai ngũ phúc
Ngũ là năm, như vậy, cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép). Dáng Bonsai ngũ phúc có năm cành cây chính mọc từ gốc cây, tượng trưng cho năm điều tốt lành.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng này mang đến may mắn và niềm vui, tượng trưng cho năm điều phúc lợi là sự an lành, tài lộc, trường thọ, tình yêu và sự thành công.
3.4. Dáng Bonsai thất hiền
Dáng Bonsai thất hiền là dáng cây có bảy (thất) cành chính phát triển từ gốc cây. Bảy cành này tượng trưng cho hình ảnh của 7 vị hiền nhân tự thiên tự tại.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng Bonsai thất hiền tượng trưng cho sự may mắn, thành công và sự hài lòng. Ngoài ra, dáng Bonsai này còn đại diện cho sự tự tại, lạc quan yêu đời, và không màng danh lợi.
3.5. Dáng Bonsai đại trượng phu
Dáng Bonsai đại trượng phu có một cành cây chính cao và một cành phụ ở phía sau cao hơn. Cây có hình dáng giống như người đàn ông đang đi bộ.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng Bonsai đại trượng phu tượng trưng cho sự tôn trọng và vinh quang. Nó biểu thị sự phát triển vững chắc, sức mạnh và quyền lực.
3.6. Dáng Bonsai song thụ
Dáng Bonsai song thụ có hai cây Bonsai được cắm chung trong một chậu, biểu thị sự đôi đẹp và hòa hợp.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng song thụ thể hiện sự đồng lòng, tình yêu và sự kết hợp hài hòa. Dáng Bonsai còn tượng trưng cho mối quan hệ bền vững, đôi lứa hạnh phúc và sự đồng thuận trong tình yêu.
3.7. Dáng Bonsai long chầu hổ phụng
Dáng Bonsai long chầu hổ phụng có dáng cây giống như con rồng (long) và con phụng (phượng hoàng) đang vây quanh một cây chính.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng Bonsai này mang ý nghĩa của sự bình an, bảo vệ và may mắn. Ngoài ra, dáng Bonsai này còn biểu thị quyền uy, sức mạnh và tài lộc.
3.8. Dáng Bonsai đại lâm mộc
Bonsai đại lâm mộc có hình dáng giống như một cây lớn đang mọc mạnh mẽ và uyển chuyển.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng Bonsai đại lâm mộc tượng trưng cho sự phát triển vững chắc, sức mạnh và thành công.
3.9. Dáng Bonsai bạt phong
Dáng Bonsai bạt phong có cành cây mọc theo hướng cong, như sóng nước cuốn trôi.
Ý nghĩa phong thủy: Cây Bonsai bạt phong tượng trưng cho sự thay đổi, biến đổi và sự linh hoạt. Nó thể hiện sự lưu thông năng lượng và khí chất trong không gian.
3.10. Dáng Bonsai tiên nữ
Dáng Bonsai tiên nữ có dáng cây như một cô gái đang đứng đợi chờ, thân cây thường mảnh khảnh.
Ý nghĩa phong thủy: Dáng Bonsai này thể hiện vẻ đẹp tinh khôi và sự thuần khiết. Bonsai tiên nữ còn biểu thị sự chờ đợi, hy vọng và mong muốn tốt đẹp trong tương lai.
4. Phân loại theo kích thước
Một trong những điểm thú vị nhất của cây bonsai là sự đa dạng về kích thước và kiểu dáng. Có thể rất nhiều người khi nói đến Bonsai sẽ hình dung nó là chậu cây với kích thước vừa phải để ở các kệ trang trí trong gia đình, văn phòng, khách sạn…Tuy nhiên thực tế bonsai rất nhiều kích thước khác nhau, hãy cùng xem qua nhé.
2.1 Cây Bonsai cỡ nhỏ ( mini)
- Kenshitsubo: Đây là những loại cây bon sai nhỏ nhất, thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với các cây giống con. Tuy nhiên, chúng vẫn xứng đáng được coi là những tác phẩm nghệ thuật. Hiếm khi Kenshitsubo cao hơn 1 đến 3 inch (2,54-7,62 cm), loại này có thể được nâng lên bằng hai ngón tay dễ dàng.
- Shito: Đây là kích thước phổ biến của các loại cây bonsai nhỏ nhất. Chúng có kích thước bằng đầu ngón tay, thường phát triển chiều cao từ 2 đến 4 inch (5,08-10,16 cm). Chúng còn có tên khác là cây bonsai Thimble.
- Shohin: Những cây bon sai này phát triển chiều cao từ 2 đến 6 inch (5,08-15,24 cm). Chúng có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay. Shohin và Shito bonsai còn được phân biệt với các cây bonsai nhỏ khác bằng một số kỹ thuật riêng biệt được sử dụng để tạo ra chúng.
- Mame: Những cây bonsai này có chiều cao từ 4 đến 8 inch (10,16-20,32 cm). Trong số những câybonsai nhỏ nhất, chúng còn được gọi là cây bonsaj một tay bởi vì chỉ cần một tay để di chuyển cây. Thường thì chúng được trồng trong những chậu lớn hơn cây bonsai Shohin.
- Komono: Cây bonsai Komono phát triển trung bình từ 6 đến 10 inch (15,24-25,4 cm). Chúng gần như là cây bonsaj lớn nhất có thể di chuyển được bằng một tay.
2.2 Cây Bonsai Cỡ Vừa
- Katade-Mochi: Cây bonsai Katade-Mochi mọc cao từ 10 đến 18 inch (25,4-45,72 cm). Chúng lớn hơn cây bonsai Komono nhưng vẫn có thể được nâng lên bằng một tay. Đây là kích thước khá phổ biến giúp các nghệ nhân thuận tiện hơn trong việc chăm sóc, bởi chúng không quá nhỏ để phải cắt tỉa nhiều cũng không quá lớn để phải thường xuyên xử lý thu gọn kích thước.
- Chumono, Chiu: Hai kích thước cây bonsai này gần như giống nhau. Cả hai đều được coi là cây bonsai hai tay ( cần hai tay để bưng, bê), đều cao từ 16 đến 36 inch (40,64-91,44 cm). Hai tên gọi này có thể thay thế cho nhau. Cây trung bình và lớn: Các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới có xu hướng dần từ bỏ tên tiếng Nhật để phân loại kích thước nghe cho thuận tai. Cây cảnh trung bình có chiều cao từ 12 đến 24 inch (30,48- 60,96 cm), trong khi cây cảnh lớn từ 24 đến 36 inch (60,96-91,44 cm).
2.3 Cây Bonsai Cỡ Lớn
- Omono: Những cây bonsai cỡ lớn này được xếp vào những cây đầu tiên cần đến 4 tay để di chuyển. Chúng phát triển tốt ở rất nhiều nơi khác nhau và có chiều cao từ 30 đến 48 inch (76,2-45,121,92cm). Chúng khá giống với loại “Dai” và hầu như có ít đặc điểm để phân biệt với nhau, trong tiếng Anh chúng đều được gọi là cây bonsai rất lớn.
- Dai: Có cùng kích thước và kiểu dáng với bonsai Omono. Hiện nay, chỉ một số nghệ nhân được biết đến là các bậc thầy trong nghệ thuận bonsai của Nhật Bản cổ đại mới nắm rõ được sự khác biệt ít ỏi giữa chúng.
- Hachi-Uye: Đây là một trong những cây bonsai lớn nhất. Chúng được gọi là cây 6 tay vì phải cần tới 3 người để di chuyển cây trong chậu. Chúng cao từ 40 đến 60 inch (101,6-152,4 cm).
- Imperial: Imperial (cây hoàng gia) là cây lớn nhất và hùng vĩ nhất trong tất cả các cây bonsai. Chúng cao từ 60 đến 80 inch (152,4-203,2 cm) và được trưng bày nhiều nhất trong các khu vườn của Hoàng gia Nhật Bản. Chúng cũng được gọi là cây 8 tay do cần 4 người để di chuyển. Có lẽ phân loại duy nhất không thay đổi qua các thời đại là cây Imperial vì nguồn gốc của tên.
Trên đây là 4 cách phân loại cây bonsai được sử dụng nhiều nhật, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức về các loại cây bonsai